Ngành học: Thú y

1. Mã ngành: 7540101

2. Tổ hợp xét tuyển: A00: Toán, Lý, Hóa; B00: Toán, Hóa, Sinh; D07: Toán, Hóa, Anh; B03: Toán, Sinh, Văn.

3. Điểm trúng tuyển các năm trước:

Năm 2021: 15 điểm; Năm 2022: 15 điểm;  Năm 2023: 15 điểm

4. Ưu điểm, lợi thế của ngành:

Thú y là ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhất là ở đất nước có truyền thống chăn nuôi như Việt Nam. Năm 2022, chăn nuôi lợn Việt Nam đứng vị trí thứ 5 thế giới về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới; năng suất bò sữa và sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số 1 trong khu vực Đông Nam Á… Ngành thú y giúp phát triển chăn nuôi, giảm đói nghèo, phòng chống và hạn chế dịch bệnh, chữa trị cho vật nuôi. Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm động vật cho thấy năng lực của ngành thú y Việt Nam đạt trình độ khoa học, kỹ thuật ngang tầm khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, khi mức sống tăng cao, nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc cho thú cưng cũng tăng theo, các bệnh viện, phòng mạch cho thú cưng đang nở rộ, nhất là ở các thành phố lớn. Với vai trò quan trọng của mình, Thú y được nhà nước quan tâm phát triển. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến ngành Thú y. Như vậy, với triển vọng của ngành Thú y Việt Nam, cơ hội việc làm và thu nhập trong ngành thú y cũng tăng cao.

5. Chương trình đào tạo, Mục tiêu đào tạo:

- Kiến thức: sinh viên có thể nắm bắt phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan để học tập, nghiên cứu và làm việc suốt đời. Giỏi về kiến thức chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sống, kỹ năng làm việc để có khả năng làm việc với đối tác trong và nước ngoài. Có khả năng nhận biết, phân tích, xử lý, ứng dụng những nguyên lý cơ bản toán, hóa, xác suất thống kê, sinh học, sinh hóa, cơ sở di truyền của động vật. Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học vật nuôi như sinh lý gia súc, dinh dưỡng, vi sinh vật học thú y, miễn dịch học thú y, tổ chức học, bệnh lý học, giải phẩu bệnh, chẩn đoán bệnh, vácxin và quản lý dịch bệnh trên vật nuôi. Nắm vững kiến thức chuyên môn về chuyên ngành, kiểm soát phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội; Sản khoa, bệnh ngoại khoa trên vật nuôi và các bệnh có sự truyền lây giữa vật nuôi và con người trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Có kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh, sản xuất vắc-xin, thuốc thú y phục vụ trong công tác phòng chống bệnh.

- Kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng nghiên cứu, tư duy một cách hệ thống, phát hiện, nhận biết, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Thú y; có kỹ năng chẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật, xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm; quản lý thuốc thú y, hoá dược và vacxin; thực hiện phòng và điều trị các bệnh cơ bản cho vật nuôi; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y. Từ đó sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới; được trang bị các kỹ năng tự học tập, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, trình bày vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và quản lý … đáp ứng tốt yêu cầu công việc, cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

- Thái độ: Phẩm chất đạo đức cá nhân (sinh viên tốt nghiệp được giáo dục và rèn luyện ý thức để sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo...); Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp (sinh viên tốt nghiệp được giáo dục và rèn luyện để có khả năng làm việc và bảo vệ uy tín nghề nghiệp của mình thông qua giữ vững đạo đức nghề nghiệp, có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, chủ động để thực thi nhiệm vụ do lãnh đạo giao phó, phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác với đối tác và phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu và đạo đức nghề nghiệp,...); Phẩm chất đạo đức xã hội (có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới).

- Vị trí và cơ hội làm việc:

Sinh viên tốt nghiệp ngành thú y có thể làm việc tại:

+ Các cơ quan nhà nước như: Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trạm thú y, Trạm kiểm dịch.

+ Các công ty chăn nuôi và thú y trong và ngoài nước, các công ty lớn hiện nay là:  Cty De Heus, CP, Vemedim, Greenfeed, Sunjin, Japfa, Cargil, Navetco, Amavet, Cj, Hoà Phát, Anova…

+ Các công ty sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi

+ Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Các khu bảo tồn động vật hoang dã vườn thú hay thảo cầm viên, các trung tâm bảo vệ môi trường.

+ Các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y.

+ Các cơ sở sản xuất, lai tạo giống vật nuôi.

+ Các trung tâm dịch vụ thú y.

+ Phòng mạch thú cưng, dịch vụ thú cưng.

+ Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện nghiên cứu lĩnh vực Thú y như Viện chăn nuôi, Viện thú y, Viện vệ sinh dịch tễ, viện khoa học kỹ thuật về Nông nghiệp,…

+ Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ.

6. Học phí hiện tại, lộ trình tăng học phí

Học phí năm học 2023-2024 là: 7.000.000/tháng, theo lộ trình dự kiến học phí trường Đại học Hà Tĩnh năm 2024 - 2025 có thể tăng khoảng 5% – 10% theo quy định của nhà nước.

7. Hồ sơ xét tuyển:

- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 11 hoặc 12 THPT

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 1);

+ Bản sao có công chứng học bạ THPT;

+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);

- Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 2).

+ Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024

+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);

- Các phương thức xét tuyển còn lại

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 3).

+ Các giấy tờ liên quan đến phương thức xét tuyển.

+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);

8. Phương thức xét tuyển

Năm 2024 Trường Đại học Hà Tĩnh dự kiến tuyển sinh theo các phương thức tuyển sinh sau:

+ Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Mã 100);

+ Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (Mã 200);

+ Phương thức 3: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (Chứng chỉ IELTS; Chứng chỉ HSK) (Mã 409);

+ Phương thức 4: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức để xét tuyển (Mã 402);

+ Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài (Mã 411);

+ Phương thức 6: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo điều 8, quy chế tuyển sinh) (Mã 301).

9. Liên hệ:      

- Địa chỉ: Khoa Nông nghiệp và Môi trường - Trường Đại học Hà Tĩnh

- Fanpage: https://www.facebook.com/khoanongnghiepvamoitruongdaihochatinh

- Hotlline, Zalo: Thầy Quang: 0912923100; Thầy Uyên: 0913880180

- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 - Website: https://agr.htu.edu.vn/

Back to top