NGÀNH HỌC: NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

1. Mã ngành: 7220204

2. Tổ hợp xét tuyển: 

STT

TỔ HỢP

TỔ HỢP MÔN

1

C20

Văn, Địa lý, Giáo dục công dân

2

D01

Văn, Toán, Anh

3

D04

Văn, Toán, Trung Quốc

4

D66

Văn, Giáo dục công dân, Anh

3. Điểm trúng tuyển. đợt 1 các năm trước:

Năm tuyển sinh

Điểm trúng tuyển (đợt 1)

Thi tốt nghiệp PTTH

Kết quả học tập PTTH (học bạ)     

2021

15.0

15.0

2022

15.0

15.0

2023

15.0

18.0

4. Ưu điểm, lợi thế của ngành:

Trường Đại học Hà Tĩnh hiện đang là 1 trong 10 trường đào tạo Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tốt nhất trên cả nước. Trường có 2 ưu thế lớn nhất mà các trường khác không có, đó là:

- Chương trình đào tạo của Ngành theo định hướng CDIO, kết hợp học lý thuyết trên lớp và thực hành tại doanh nghiệp. Trường đã và đang ký kết hớp tác với Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam, Công ty Luxshare  để nhận sinh viên thực tập. Sinh viên chỉ học tại trường 3 năm đầu, đến năm thứ 4, Trường sẽ phối hợp với các doanh nghiệp sắp xếp đơn vị thực tập cho sinh viên. Trong 1 năm thực tập tại đây, sinh viên được bao ăn, ở, đi lại, được đóng bảo hiểm lao động và được hưởng trợ cấp sinh hoạt từ 2 đến 10 triệu đồng. Sinh viên sau khi thực tập xong có thể lưu lại làm việc tại những doanh nghiệp này với vị trí là nhân viên chính thức.

- Hiện tại, Trường ký kết hợp tác với Văn phòng Văn hóa – Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam. Hàng năm Văn phòng đều cử 1 hoặc 2 giảng viên người Đài Loan sang giảng dạy các học phần về kỹ năng Nghe- Nói, đồng thời cung cấp các suất học bổng toàn phần đi học  1 năm tại Đài Loan hoặc thực tập hưởng lương 1 năm tại Đài Loan.

Ngoài 2 ưu điểm nổi trội trên, Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường còn có các ưu điểm sau:

  • Đội ngũ cán bộ giảng viên được đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ tại Trung Quốc, trình độchuyên môn giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên;
  • Chương trình đào tạo hiện đại, trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;
  • Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ;
  • Học phí thấp, sinh hoạt phí rẻ.

5. Chương trình đào tạo, Mục tiêu đào tạo

- Kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và nâng cao của Ngữ âm - Văn tự tiếng Trung; Ngữ pháp tiếng Trung và những kỹ năng phân tích ngữ pháp trong quá trình vận dụng ngôn ngữ; Nắm bắt được những kiến thức về văn hoá, văn học, lịch sử, con người, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục Trung Quốc, sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó có thể vận dụng được những kiến thức này vào trong công việc.

Thông qua chương trình thực tập, học tập ở nước ngoài hoặc học các học phần thay thế, sinh viên để có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch đã học vào công việc thực tiễn tại các doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

Đào tạo sinh viên có kỹ năng làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như công tác biên-phiên dịch liên quan đến tiếng Trung; Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tích luỹ, cập nhật kiến thức, tư duy sáng tạo và khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan; Kỹ năng tìm kiếm, kiến tạo việc làm và thích ứng nhanh với công việc.

- Thái độ

Đào tạo Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường làm việc; Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; hành vi chuyên nghiệp, tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn.

- Vị trí và cơ hội làm việc:

Làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là ngôn ngữ Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội;

Làm việc trong các văn phòng, các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài; Tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan; Lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Trung;

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: 

Trở thành cán bộ ngôn ngữ Trung Quốc có thể học lên trình độ cao học. Ngoài ra sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy Tiếng Trung.

6. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm.

Khối ngành

đào tạo

2022-2023

(01 tháng)

2023-2024

(01 tháng)

2024-2025

(01 tháng)

2025-2026

(01 tháng)

2026-2027

(01 tháng)

- Khoa học tự nhiên;

- Máy tính và công nghệ thông tin;

- Kiến trúc và xây dựng

1 170 000

1 400 000

1 590 000

1 800 000

2 040 000

Các khối ngành còn lại

980 000

1 200 000

1 360 000

1 540 000

1 740 000

7. Hồ sơ xét tuyển:

+ Phiếu đăng ký tuyển sinh;

+ Bản sao học bạ trung học phổ thông;

+ Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Bản sao bằng tốt nghiệp Trung cấp (nếu liên thông từ trung cấp); Bản sao bằng tốt nghiệp Cao đẳng (nếu liên thông từ Cao đẳng), Bản sao bằng tốt nghiệp Đại học (nếu liên thông từ đại học).

Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển: từ ngày 05/02/2024 đến ngày 31/12/2024.

8. Phương thức xét tuyển

8. 1. Phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (Mã 100), xét kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (Mã 200): Xét theo tổ hợp bài thi/môn thi

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có)

TT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp

1.                   

Ngôn ngữ Anh

7220201

D01: Văn, Toán, Anh; D14: Văn, Sử, Anh;

D15: Văn, Địa, Anh; D66: Văn, GDCD, Anh

2.                   

Ngôn ngữ Trung Quốc

7220204

C20: Văn, Địa, GDCD; D01: Văn, Toán,  Anh;

D04: Văn, Toán, Trung; D66: Văn, GDCD, Anh

8.2. Phương thức xét tuyển Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (Mã 409):

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi CCQT (theo bảng dưới) + Tổng điểm thi môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng quy đổi chứng chỉ quốc tế:

Chứng chỉ IELTS

5.0

5.5

6.0

6.5

7.0

7.5

8.0 – 9.0

Điểm Tiếng Anh

8.5

9.0

9.5

10

10

10

10

Chứng chỉ HSK

Cấp độ 3

Cấp độ 4 trở lên

Điểm Tiếng Trung

9.0

10

8.3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2024 (Mã 402):

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG Hà Nội tổ chức:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGNL*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá tư duy (ĐGTD) do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGTD*30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm ĐGNL*30/1200 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Từ mục 8.1 đến 8.3: Điểm ưu tiên (nếu có) được tính theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

8.4. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo điều 8, quy chế tuyển sinh) (Mã 301)

a. Các ngành đào tạo sư phạm xét tuyển thẳng đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: Ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

b. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;

c. Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;

d. Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;

e. Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2021; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ được xem xét, Hiệu trưởng quyết định cho vào học;

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng quy định;

f. Người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên; người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 2 (hai) năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại Điều 5 của Quy chế tuyển sinh được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng;

g) Người đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải

9. Liên hệ: Văn phòng Khoa Ngoại ngữ:      

- Địa chỉ: Tầng 8, Toà nhà 15 tầng, Trường Đại học Hà Tĩnh, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

- Fanpage: https://www.facebook.com/khoangoaingu.htu?mibextid=LQQJ4d

- Điện thoại: 0986299717

- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 - Website: https://fol.htu.edu.vn/

Back to top