I. Ngành học: Luật
1. Mã ngành: 7380101
2. Tổ hợp xét tuyển: A00; C00; D01, C14
3. Điểm trúng tuyển các năm trước:
2021: 15
2022: 15
2023: 15
4. Ưu điểm, lợi thế của ngành:
- Chương trình đào tạo theo định hướng CDIO linh hoạt. gồm 120 tín chỉ trong đó có 95 tín chỉ thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp và thực tập, bao quát hệ thống tri thức ngành Luật;
- Đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiệt tình giàu kinh nghiệm thực tiễn và khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học;
- Môi trường học tập thông thoáng, nhiều cơ hội để rèn nghề ngay trên ghế nhà trường.
- Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
5. Chương trình đào tạo
Mục tiêu chung: Chương trình nhằm đào tạo cử nhân ngành Luật theo định hướng nghề nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về luật học; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực luật học; Đào tạo cử nhân Luật có đủ năng lực nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để có thể làm việc tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan nhà nước như các Bộ, sở ban, ngành ở địa phương, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng tiếp tục học cao hơn ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
Mục tiêu cụ thể
Kiến thức: Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành luật học; phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, áp dụng pháp luật, giảng dạy, điều hành trong các lĩnh vực pháp lý chuyên ngành về luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật kinh doanh, luật quốc tế...
Kỹ năng: Chương trình trang bị cho sinh viên các kỹ năng phân tích, phát hiện, đánh giá và dự báo những vấn đề pháp lý đã, đang và sẽ xẩy ra, năng lực vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế.
Thái độ: Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc, phục vụ sự phát triển bền vững đất nước.
- Vị trí và cơ hội làm việc: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính, cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước; các phòng nhân sự, hành chính, pháp chế trong các tổ chức kinh doanh; làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật; nghiên cứu, thực hành pháp luật tại các đơn vị dịch vụ tư vấn pháp luật, các tổ chức xã hội…
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: sau khi ra trường, người học có thể học tập nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế,
6. Học phí hiện tại, lộ trình tăng học phí:
Mức thu học phí hiện tại: 6000.000 đồng/kỳ; 12.000.000 đồng/năm.
7. Hồ sơ xét tuyển:
- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 11 hoặc 12 THPT
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 1);
+ Bản sao có công chứng học bạ THPT;
+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);
- Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 2).
+ Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024
+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);
- Các phương thức xét tuyển còn lại
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Phụ lục 3).
+ Các giấy tờ liên quan đến phương thức xét tuyển.
+ Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh thi tốt nghiệp năm 2024);
8. Phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Mã 100);
Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (Mã 200);
Phương thức 3: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển (Chứng chỉ IELTS; Chứng chỉ HSK) (Mã 409);
Phương thức 4: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức để xét tuyển (Mã 402);
Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài (Mã 411);
Phương thức 6: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo điều 8, quy chế tuyển sinh) (Mã 301).
9. Liên hệ:
- Địa chỉ: Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Hà Tĩnh, tầng 7 nhà 15 tầng, Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
- Fanpage: https://www.facebook.com/khoachinhtriluat.htu.edu.vn?mibextid=ZbWKwL
- SĐT: SĐT: 0974.707.988
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: https://poi.htu.edu.vn/